Những câu chuyện linh thiêng về người anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu luôn để lại trong lòng du khách sự tiếc thương và kính nể. Khi cô Sáu hy sinh, phía trước ngôi mộ Võ Thị Sáu ở Côn Đảo mọc lên một cây dương hai nhánh xanh tốt, một nhánh hướng về phía Nam và một nhánh hướng phía Bắc tỏa bóng mát bên ngôi mộ. Nhưng hiện tại được thay thế bằng hai cây lekima bên mộ cô Sáu gắn liền với quê hương của Cô.
1. Những bí ẩn về hai cây Lekima bên mộ cô Võ Thị Sáu
Năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, tổ quốc Việt Nam được thống nhất, phía trước ngôi mộ cô Võ Thị Sáu mọc lên một cây dương hai nhánh xanh tốt, với nhánh dương hướng về phía Bắc và một nhánh hướng về phía Nam tỏa bóng mát bên ngôi mộ, không hiểu vì sao bỗng nhiên héo cành rồi chết hẳn.
Đến năm 1993, khi Chủ tịch nước Lê Đức Anh truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang cho liệt sĩ Võ Thị Sáu, thì cùng năm ấy nhánh dương hướng về phía Bắc cũng bỗng dưng héo cành rồi cả cây lụi chết. Ban Quản lý nghĩa trang Hàng Dương đem một cây lê ki ma trồng thay thế vào nơi cây dương cũ bên mộ cô Sáu ở Côn Đảo nhưng cả hai lần trồng lại cây lêkima cũng chết.
Mùa Xuân năm 1995, trong chuyến công tác của Bí thư Huyện ủy Côn Đảo đã về tận quê hương cô Võ Thị Sáu ở miền Đất Đỏ, đưa cây lêkima trồng thế vào nơi hai cây lêkima đã chết bên mộ cô Sáu ở Côn Đảo. Kì diệu thay cây lêkima của miền Đất Đỏ bám rễ ăn sâu trên cội đất Hàng Dương, trước mộ người nữ anh hùng Võ Thị Sáu.
Không chỉ đến Côn Đảo mới nghe kể về sự linh thiêng của cô Võ Thị Sáu, ngay cả nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, người chưa một lần ra Côn Đảo, để thắp nén hương trầm tỏ lòng thành kính chị Sáu và những người chiến sĩ cách mạng yên nghỉ tại nghĩa trang Hàng Dương, vậy mà người nhạc sĩ có một niềm tin rằng cô Sáu linh thiêng đã cứu ông qua rất nhiều hiểm nguy. Cách đây 54 năm, trước khi viết ca khúc “Nhớ ơn chị Võ Thị Sáu” nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn chưa thể biết huyền thoại về cây lêkima trước mộ cô Sáu.
>>> Xem thêm: Review chi tiết hành trình Côn Đảo đi lễ trong 3 ngày
Hiện nay vào mùa, hai cây lê ki ma dù có nở đầy hoa, sau mùa hoa là cây lê ki ma đã trổ quả. Nhiều du khách phát hiện ra nhành nào cũng có quả, có những nhành hai quả, có những nhành ba quả, giấu mình sau những nách lá và chùm lá buông dày.
Theo lời của người dân sống tại Côn Đảo, dẫu cây lekima bên mộ cô Sáu quả sai như vậy nhưng không hiểu sao những trái lekima chưa bao giờ chín vàng. Thường bị rụng khi vẫn còn xanh non. Còn cây trồng chỉ cao quá đầu người mà mãi mãi non tươi, như tuổi xuân của cô Sáu anh hùng mãi mãi trường tồn cùng sông núi.
Một năm nữa sắp qua đi là lúc mỗi người nhìn lại mình, tìm đến những địa điểm linh thiêng để tạ lễ, trả lễ sau một năm được phù hộ. Côn Đảo những ngày cuối năm là thời điểm đón và phục vụ nhiều lượt khách đến đi lễ và du lịch nhất trong năm.
Một năm nữa sắp qua đi là lúc mỗi người nhìn lại mình, tìm đến những địa điểm linh thiêng để tạ lễ, trả lễ sau một năm được phù hộ. Côn Đảo những ngày cuối năm là thời điểm đón và phục vụ nhiều lượt khách đến đi lễ và du lịch nhất trong năm. Hãy tham gia tour đi lễ Côn Đảo cuối năm khởi hành vào tháng 1 tham dự ngày giỗ Cô Sáu 23/1. Để được tư vấn miễn phí về cách đi lễ Côn Đảo, quý khách vui lòng liên hệ theo số 0913.216.515 hoặc 0243.511.3345.
>>> Xem thêm Tour Côn Đảo 3 ngày 2 đêm từ Hà Nội giá rẻ <<<
2. Câu chuyện bí ẩn khác – Ngôi mộ có 4 tấm bia
Khi đến đi lễ Cô Sáu vào ban đêm nếu để ý bạn sẽ thấy, đây là ngôi mộ đặc biệt nhất so với tất cả các ngôi mộ khác, có tới 4 tấm bia mộ ghi tên, quê quán, ngày hi sinh của người con gái vùng đất đỏ – Võ Thị Sáu .
Tấm bia thứ nhất, Tấm bia bằng xi măng
Vì cảm phục trước hành động gan dạ, anh dũng của người con gái vùng đất đỏ Võ Thị Sáu đã hi sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc mà những người bạn tù sau khi cô mất đã tìm cách đúc cho cô một tấm bia bằng xi măng ghi rõ họ tên, quê quán, ngày hy sinh đặt ở phía trước mộ cô. Ngay ngày hôm sau tên chúa Đảo- Jarty đích thân dẫn lính đến đập nát tấm bia và san bằng ngôi mộ.
Tưởng rằng đã xóa bỏ được uy linh của Võ Thị Sáu, nhưng lạ thay sáng hôm sau, tấm bia xi măng trang trọng hơn lại được dựng lên tại mộ cô và ngôi mộ còn được đắp cao hơn. Jarty tức giận cho 20 tên tay sai mang 10 bó roi mây đến uy hiếp, tra tấn những người tù đã lén làm bia mộ cho cô. Sau trận đánh đó rất nhiều tù nhân phải nằm bệnh xá, cách ly ở xà lim, nhưng những người còn lại vẫn lén dựng lại tấm bia trước mộ cô.
Không ai còn nhớ bao nhiêu tấm bia của cô Sáu bị đập phá, và bao nhiêu tấm bia lại được dựng lên ngay sau đó. Từ đó về sau người dân Côn Đảo bắt đầu lan truyền rằng “ Cô Sáu rất linh thiêng không ai có thể đập phá được mộ cô”. Đó là tấm bia thứ nhất được để trong lồng kính và đặt ở bên phải phía trước ngôi mộ Cô Sáu mà ngày nay bạn thấy.
Tấm bia thứ hai, Tấm bia màu trắng
Khi Tăng Tư lên thay Lê Văn Thể tiếp quản chức vụ Phó tỉnh trưởng tỉnh Côn Đảo, vợ y mắc bệnh nan y khó chữa trị. Nghe kể nhiều về sự linh thiêng của cô Sáu nên vợ chồng y âm thầm lập bàn thờ cô trong nhà và cầu mong cô phù hộ cho vợ y tìm được thầy thuốc chữa khỏi bệnh. Sau đó không lâu, vợ y khỏi bệnh và Tăng Tư lên chức Tỉnh trưởng. Vợ chồng Tăng Tư tin rằng cô Sáu thực sự linh thiêng, chính vợ y đã đi bè về Chợ Lớn đặt làm một tấm bia to đẹp và làm lễ long trọng đặt bia tại mộ Cô Sáu. Đây là tấm bia thứ hai được đặt ở bên trái cũng ở phía trước mộ Cô.
>>> Xem thêm: Những câu chuyện linh thiêng về hồn Võ Thị Sáu<<<
Tấm bia thứ ba, Tấm bia bằng đá đen
Tấm bia thứ ba được đặt ở vị trí trung tâm trên mộ phần của cô Sáu với dòng chữ trang trọng được phủ nhũ vàng “Liệt sỹ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu…”. Đây là tấm bia do Nhà Nước và nhân dân ta ghi công người con gái anh dũng, kiên cường, bất khuất hy sinh vì Tổ Quốc.
Tấm bia thứ tư, Tấm bia bằng đá hoa cương
Đây là tấm bia thứ tư và được làm bằng đá hoa cương hình tròn có đường kính gần 2 mét. Tấm bia vừa làm nền rất bề thế hài hòa cho phía sau phần mộ tượng trưng cho ý chí hiên ngang, kiên cường của người con gái Võ Thị Sáu tuổi 17. Và với một ý nghĩa nữa chị mãi trẻ đẹp và sống mãi trong lòng người dân Việt Nam như ánh trăng Rằm.
Do đó nhiều người muốn đến đi lễ cô vào dịp Mùng Một và ngày Rằm là vì thế.
3. Kinh nghiệm viếng mộ Cô Sáu du khách cần biết
Đến với Côn Đảo, du khách không thể bỏ qua việc viếng mộ Võ Thị Sáu đề tỏ lòng biết ơn cũng như cầu xin những điều may mắn và an lành trong cuộc sống. Thời điểm viếng cô là sau 23 giờ đêm, theo người dân trên đảo, đây là khung giờ linh thiêng, thành tâm đi lễ vào thời điểm đó ước nguyện sẽ dễ thành hiện thực, du khách nên đến sớm để chuẩn bị đồ lễ và xếp hàng vào viếng. Đồ lễ cô nên có 1 nón lá, 1 sấp giấy tiền vàng bạc tổng hợp, 1 bộ lược gương, 1 sấp các thỏi vàng, 1 chai nước suối, 1 bó nhang và quan trọng nhất là 1 bó hoa trắng.
Theo kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo của những du khách lâu năm, quy trình đi lễ tại đây sẽ bắt đầu với việc dâng hương tại đài tưởng niệm (cột cao nhất ở Hàng Dương), sau đó du khách bắt đầu đi vào viếng mộ các chiến sỹ cách mạng nổi tiếng, tiêu biểu như mộ nhà yêu nước Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh nằm tại khu A nghĩa trang Hàng Dương, đi lễ lần lượt từ khu A, đến khu B, khu C, và cuối cùng là khu D.
Ngoài ra, du khách cũng nên chuẩn bị cả đồ lễ viếng mộ các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Hàng Dương với cờ Tổ quốc, khăn rằn, mũ tai bèo và quần áo bộ đội. Hàng năm, vào ngày giỗ cô Sáu 23 tháng 1 dương lịch và ngày thương binh liệt sĩ, không chỉ người dân Côn Đảo mà cả du khách thập phương đều đến đây để tỏ lòng biết ơn với thế hệ ông cha đã ngã xuống.
Tour Côn Đảo Đi Lễ 3n2đ từ Hà Nội | Bay VN Airlines giờ bay đẹp >>> Xem thêm tại đây
Liên hệ 0913.216.515. hoặc 024 3511 3345
Ghi rõ nguồn anhduongtours.vn khi đăng tải lại bài viết này.