Chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh và câu chuyện tại nhà tù Côn Đảo

Câu chuyện về chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh, nhà yêu nước hết lòng vì sự nghiệp cách mạng, giải phóng nước nhà khỏi ách đô hộ thực dân và ý chí kiên cường, bất khuất khi bị giam giữ trong chốn lao tù tại nhà tù Côn Đảo. Chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh nhà yêu nước kiên cường, bất khuất và câu chuyện tại nhà tù Côn Đảo. Những câu chuyện du khách vẫn thường được nghe kể khi có dịp đến thăm nhà tù Côn Đảo, qua ký ức của chính những người dân nơi đây.

Chân dung nhà chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh

1. Chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh và những đóng góp quan trọng

Nhà yêu nước – chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh tốt nghiệp cử nhân Luật tại Pháp năm 1922, đầu năm 1923, đồng chí có bài diễn thuyết “Lý tưởng thanh niên An Nam” đã gây được tiếng vang lớn. Chính bài diễn thuyết này đã giúp thức tỉnh những thế hệ thanh niên còn mê ngủ, là tiếng chuông thức tỉnh về nâng cao trình độ văn hóa, về giải phóng dân tộc, về tinh thần yêu nước.

Sự nghiệp cách mạng của ông chịu nhiều ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc, đề cao chủ nghĩa Mác – Lê nin. Hành trình hoạt động cách mạng của chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh là các hoạt động báo chí, diễn thuyết nhằm giác ngộ quần chúng. Ngoài ra ông còn thành lập tổ chức Thanh niên Cao Vọng nhằm vận động đoàn kết toàn dân hoạt động cách mạng.

Xem thêm:  Cầu tàu 914 Côn Đảo – bước chân cuối cùng tạm biệt Côn Đảo
Những sự tra tấn, đàn áp độc ác của chế độ thực dân đã không thể đẩy lùi ý chí cách mạng của ông.

2. Những lần ngồi tù của nhà chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh

Lựa chọn hình thức đấu tranh bằng diễn thuyết, kêu gọi chống chủ nghĩa thực dân, chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh đã có hàng loạt những bài diễn thuyết trước đông người. Đến ngày 21/3/1926, ông diễn thuyết trước 3000 người nghe, 3 hôm sau, ông bị chủ nghĩa thực dân kết án tù 18 tháng nhưng giam 10 tháng thì được ân xá.

Cuối năm 1928, Nguyễn An Ninh bị bắt lần thứ hai cùng hàng trăm người ủng hộ phong trào cách mạng của ông. Lần này chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh bị giam tròn 3 năm, tới ngày 3/10/1928 thì ông được thả.

Sau khi được ra tù, ông lại tiếp tục hoạt động sôi nổi khiến thực dân Pháp để ý. Bọn chúng lấy cớ ông phá rối trật tự trị an mà bắt giam Nguyễn An Ninh vào tháng 4/1936, tuy nhiên quần chúng nhân dân phản đối quá gay gắt, kèm thêm hành động tuyệt thực của ông Ninh mà bọn chúng buộc thả ông vào tháng 11 cùng năm đó.

Chính những hoạt động cách mạng tích cực của chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh khiến thực dân Pháp chú ý. Tháng 10/1939 ông bị bắt tại Mỹ Tho và đày ra nhà tù Côn Đảo. Đây cũng là thời điểm đồng chí Lê Hồng Phong bị bắt.

Xem thêm:  Chuồng bò Côn Đảo nơi tố cáo tội ác tày trời của Pháp

Tuy bị giam giữ biệt lập, nhưng những chiến sĩ cách mạng yêu nước như Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh vẫn kết nối được với nhau, cùng nhau chia sẻ tinh thần yêu nước, động viên nhau cùng kiên cường trước sự đàn áp, tra tấn dã man nơi ngục tù. Chính nhờ sự đoàn kết ấy mà những người chiến sĩ cách mạng đã kiên cường vượt qua, quyết tâm không chịu khuất phục trước tra tấn của kẻ thù.

Dù ông đã hi sinh, nhưng sự quật cường, bất khuất của ông chính là động lực to lớn cho cách mạng Việt Nam thành công, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Bị giam cầm 4 năm, chịu nhiều đày ải khổ sở từ những kẻ lao sai, chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh hi sinh vào ngày 14/8/1943, hưởng dương 43 tuổi.

Nhìn lại con đường hoạt động cách mạng của chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh, cho thấy một nhà yêu nước, một nhà hoạt động cách mạng quật cường, hết mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ thực dân. Những sự tra tấn, đàn áp độc ác của chế độ thực dân đã không thể đẩy lùi ý chí cách mạng của ông.

Ngay cả khi trong nhà tù Côn Đảo vốn được mệnh danh là “địa ngục trần gian” ông cũng không hề nao núng trước đòn roi, tra tấn của kẻ thù. Dù ông đã hi sinh, nhưng sự quật cường, bất khuất của ông chính là động lực to lớn cho cách mạng Việt Nam thành công, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Xem thêm:  Mắm hàu Côn đảo, nước mắm đặc sản Côn Đảo

Nếu có dịp, hãy ghé thăm nhà tù Côn Đảo, chứng kiến lại những ký ức hào hùng nơi lao tù địa ngục của chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh cùng hàng trăm những nhà hoạt động cách mạng đã hi sinh quật cường vì độc lập, tự do của đất nước.

Đi ngay kẻo lỡ! Đặt ngay tour Côn Đảo Đi Lễ >>> Tour Hà Nội Côn Đảo cuối năm

Liên hệ 0913.216.515. hoặc 024 3511 3345

Ghi rõ nguồn anhduongtours.vn khi đăng tải lại bài viết này.