Các di tích lịch sử ở Côn Đảo là bằng chứng bi tráng cho lịch sử dân tộc trong thời chiến. Và ngày nay, vùng đất thiêng Côn Đảo đang là điểm đến không thể bỏ qua cho du khách trong thời bình.
I. Danh sách những di tích lịch sử không thể bỏ qua khi đến Côn Đảo
1. Hệ thống Nhà tù Côn Đảo
Khi nhắc đến các di tích lịch sử ở Côn Đảo, người ta thường nhớ đến hệ thống các nhà tù kháng chiến. Bởi vài chục năm trước, nơi đây thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ đã giam cầm chiến sĩ Cách mạng qua 113 năm dài dằng dẵng. Ghi dấu ấn lịch sử đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Hệ thống nhà tù Côn Đảo được xây dựng với 127 phòng, 42 xà lim, 504 phòng “biệt lập chuồng cọp” và 18 sở tù. Được chia thành các trại Phú Hải (trại 2), Phú Sơn (trại 3), Phú Thọ (trại 1), Phú Tường (trại 4), Phú Phong (trại 5), Phú Hưng (trại 8) và trại an ninh chuồng bò. Trong đó, trại Phú Hải được xây dựng vào năm 1892, chỉnh trang kiên cố năm 1896. Đây là trại giam lớn nhất và cổ nhất ở di tích lịch sử Côn Đảo. Các trại khác đều có nhiều phòng giam, khu tra tấn, hành hạ người tù dã man và tàn độc.
18 sở tù gồm sở lưới, ruột, làm đá, kéo cây, chuồng bò, lò gạch, lò vôi, sở muối, bản chế, sở tiêu, rẫy An hải, cỏ ống, hòa ni, bông hồng, rẫy ông lớn, ông đụng, vệ sinh và sở đất dốc. Các sở này xuất hiện không đồng loạt để cải tạo người tù bằng lao động khổ sai. Phục vụ toàn diện các mặt đời sống cho bộ máy hành chính của địch và đời sống người tù trên đảo.
2. Nhà Công quán
Di tích lịch sử Côn Đảo nhà Công quán nằm ở cạnh bờ biển để những người ra Côn Đảo thi hành nhiệm vụ dưới thời Thực Dân Pháp nghỉ chân. Đây cũng là nơi nhạc sĩ kỳ tài người Pháp dừng chân để chứng kiến khổ sai người tù và sự lạc quan trong cuộc sống của họ để hoàn thành vở nhạc kịch bất hủ Brunehilda.
Hiện nay nhà Công quán được trùng tu trong quần thể của Dinh Chúa đảo. Để lại dấu ấn văn minh nhất của nước Pháp còn lưu lại trong hòn đảo ngục tù.
3. Nghĩa trang Hàng Dương
Nghĩa trang Hàng Dương được xây dựng và tôn tạo năm 1992 gồm 5 khu: Khu A có 690 ngôi mộ cổ. Nơi đây có mộ của cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong và nhà yêu nước Nguyễn An Ninh. Khu B1 có 210 ngôi mộ, B2 có 485 ngôi, có mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu, anh hùng Cao Văn Ngọc và Lưu Chí Hiếu. Khu C có 374 ngôi mộ, trong đó có tên của anh hùng Lê Văn Việt và nữ anh hùng Nguyễn Thị Hoa. Khu D có 162 ngôi mộ được quy tập từ Hòn Cau, hàng Keo và rải rác các nơi về, có tên người anh hùng Trần Văn Thời.
Phần lớn các ngôi mộ trong khu di tích lịch sử là mộ khuyết danh của những chiến sĩ cách mạng qua nhiều thế hệ. Họ đã bị địch bắt, tù đày và hy sinh trên mảnh đất Côn Đảo đầy đau thương này.
4. Cầu Tàu 914
Di tích lịch sử Côn Đảo Cầu tàu 914 nằm tại khu trung tâm bãi biển chính trị của thị trấn Côn Đảo. Công trình được xây dựng vào năm 1873 bằng chính sức lao động khổ sai của tù nhân. Cầu tàu là nơi thể hiện rõ nỗi cực nhục đầu tiên của người tù và cũng là nơi mang xúc động vinh quang trong dịp giải phóng.
Trong khoảng thời gian xây dựng, có khoảng 914 người tù đã ngã xuống vì bệnh tật và tai nạn. Chính vì vậy, người ta đã dùng con số này để đặt tên cho cây cầu.
5. Nhà Chúa Đảo
Là nơi sống và làm việc của 53 đời Chúa đảo trong suốt 113 năm của lịch sử Nhà tù Côn Đảo (từ 1862-1975). Với diện tích khoảng 18.600 m2, dinh Chúa đảo có 1 nhà chính và nhà phụ, sân vườn. Từ ngày giải phóng, khu di tích này trở thành nơi trưng bày tư liệu, vật phẩm có giá trị lịch sử thu hút khách du lịch.
6. Sở Cò
Sở Cò là tên gọi của Sở Cảnh sát Tư pháp nằm trên đường Lê Duẩn. Trước đây thực dân Pháp đã giam giữ Nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu trước khi hành quyết vào ngày 22/1/1952.
7. Miếu Bà Phi Yến
Miếu Bà Phi Yến là nơi thờ thứ phi của Chúa Nguyễn Ánh. Đến du lịch tại di tích lịch sử miếu thờ, mỗi du khách sẽ được lắng nghe truyền thuyết cảm động về người phụ nữ Phi Yến. Bà là biểu tượng cho người phụ nữ tiết hạnh với lòng yêu nước được người dân Côn Đảo quý trọng. Mỗi năm vào ngày 18/10 âm lịch, người dân đều tổ chức lễ giỗ Bà Phi Yến để tôn vinh người phụ nữ này.
8. Cầu Ma Thiên Lãnh
Năm 1930 -1945, thực dân Pháp mở nhánh đường chạy thẳng đèo Ông Đụng qua núi đến sở Ông Câu để tiện kiểm soát tù vượt ngục. Khi mở đường, chúa ngục bắt tù nhân khiêng đá, nhẩm tính có 356 người tù chết khi xây được 2 mố cầu, mỗi mố cao 8m. Công trình bị dở dang cho đến khi cách mạng tháng 8 thành công.
Tên di tích lịch sử Ma Thiên Lãnh do tù nhân lấy tên ngọn núi Ma Thiên Lãnh ở Triều Tiên và phỏng theo truyện tàu “Tiết Nhân Quý Chinh Đông” đặt tên cho cây cầu.
Các di tích lịch sử ở Côn Đảo đều mang những dấu ấn lịch sử thiêng liêng, đáng tự hào về con người và lịch sử dân tộc Việt Nam. Nếu có dịp, du khách hãy một lần đến với Côn Đảo để được tận mắt nhìn thấy những đau thương, mất mát mà các chiến sĩ đã phải chịu đựng trong chiến tranh.
Đi ngay kẻo lỡ! Đặt ngay tour Côn Đảo Đi Lễ >>> Tour Côn Đảo từ Hà Nội
Liên hệ 0913.216.515. hoặc 024 3511 3345
Ghi rõ nguồn anhduongtours.vn khi đăng tải lại bài viết này.