5 lưu ý vàng cho hành trình đi lễ Côn Đảo cuối năm trọn vẹn nhất

Một năm bộn bề công việc, lo toan sắp kết thúc cũng là lúc tôi và gia đình dành chút thời gian để nhớ tới lễ tạ cuối năm, cảm ơn vì một năm đã qua đi. Dù có khó khăn, vất vả hay tài lộc, thịnh vượng, thì việc đi lễ cuối năm đã trở thành một truyền thống của gia đình. Đầu năm nay mình và gia đình đã chọn đi lễ Côn Đảo nên đi lễ Côn Đảo cuối năm là việc làm không thể thiếu. Dưới đây là 5 lưu ý vàng cho chuyến đi trọn vẹn nhất.

Hình ảnh nhà tưởng niệm cô Sáu

Do mình và gia đình đã đi lễ tại rất nhiều điểm trên cả nước nên việc chuẩn bị khi đi lễ tại Côn Đảo cũng không quá khó khăn, chỉ cần lưu ý 5 điểm quan trọng như sau:

>>> Xem thêm Tổng hợp các kinh nghiệm đi Côn Đảo hữu ích nhất.

1. Lựa chọn đi lễ Côn Đảo cuối năm theo tour hay đi tự túc

Cuối năm đi lễ ở đâu là câu hỏi được nhiều du khách quan tâm, địa điểm nào vừa đi tạ lễ vừa có thể nghỉ dưỡng sau một năm tất bật. Nhiều du khách khi đi lễ tạ cuối năm ở Côn Đảo sẽ chọn đi theo tour vì 4 ưu điểm sau:

– Thứ nhất bạn sẽ được hướng dẫn chuẩn bị đồ lễ từ ở nhà (rẻ hơn, đầy đủ hơn khi mua tại Côn Đảo), có danh sách đồ lễ đầy đủ để tham khảo, những món đồ bắt buộc phải có để viếng mộ cô Sáu,…

–  Thứ hai du khách sẽ đi theo lịch trình riêng biệt dành cho khách đi lễ, viếng địa điểm nào trước, địa điểm nào sau, thắp hương ban nào trước, ban nào sau và những lưu ý quan trọng của từng điểm như viếng mộ cô Sáu sau 23h đêm, cần xếp hàng vào lễ, cách bày đồ lễ thế nào,..

– Thứ ba bạn sẽ được đi lễ tại tất cả những điểm linh thiêng tại Côn Đảo (trong lịch trình nhà mình đi có 10 điểm), với mỗi điểm đến, bạn sẽ được giới thiệu, nghe kể những câu chuyện lịch sử linh thiêng như mộ cô Sáu cầu gì được nấy, miếu bà nổi tiếng với cầu tình duyên, chùa Núi Một cầu bình an, tài lộc,…

– Thứ tư, khi đi lễ Côn Đảo vào mùa cao điểm sau tết Âm (đi xin lễ) hoặc đi Côn Đảo cuối năm (đi tạ lễ), bạn sẽ rất khó đặt được vé. Vì vậy nếu chọn đi theo tour bạn sẽ không lo thiếu vé, vé bị tăng giá,…

Xem thêm:  Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của Vịnh Đầm tre Côn Đảo

>>> Thời điểm đi lễ Côn Đảo cuối năm đang đến gần cũng chính là mùa cao điểm tại đây với hàng nghìn lượt khách ghé thăm. Hãy cùng Ánh Dương Tours tham gia Tour hà nội côn đảo với lịch khởi hành vào thứ 6 hàng tuần liên tục trong tháng 10, 11, 12. Liên hệ ngay để được tư vấn và hướng dẫn chuẩn bị trước khi đi.

7 món Đồ lễ tại mộ cô Sáu không thể thiếu

2. Chuẩn bị đồ lễ khi đi lễ tạ cuối năm

Bạn có thể mua đồ lễ từ nhà mang đi hoặc mua tại Côn Đảo. Nhà mình chuẩn bị đồ lễ ở nhà từ trước để mua được đầy đủ và giá cũng rẻ hơn, hơn nữa đi máy bay ra Côn Đảo mang đồ lễ cũng tiện lắm, toàn là khách đi lễ cả mà. Hiện Côn Đảo có 5 điểm đến cần có đồ lễ, tùy mỗi địa điểm mẹ mình sẽ mua món đồ lễ khác nhau. Do chọn tour đi lễ nên nhà mình được gửi danh sách đồ lễ để tham khảo từ trước, mẹ mình chỉ việc lọc lại danh sách và mua theo. Không phải nghĩ nhiều mà vẫn đầy đủ để đấng bề trên phù hộ.

– Đồ lễ tại mộ cô Sáu cần chuẩn bị 7 món không thể thiếu đó là 1 nón lá, 1 sấp giấy tiền vàng bạc tổng hợp, 1 bộ lược gương, 1 sấp các thỏi vàng, 1 chai nước suối, 1 bó nhang và quan trọng nhất là 1 bó hoa trắng. Cô Sáu rất thích hoa trắng nên tuyệt đối đừng quên món đồ cúng này.

Ngoài ra, bạn có thể đặt mua cả áo dài mã chất liệu bằng gấm, đôi hài thêu hay bộ đồ bà ba để lễ cô. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, bạn có thể lựa chọn thêm những món đồ lễ khi đi lễ Côn Đảo đặc sắc khác để tỏ lòng thành kính với Cô. Khi sắp sếp đồ lễ, các bạn để ngửa nón lá lên, sau đó bày tất cả đồ cúng vào lòng nón lá, rồi đặt lên mộ Cô Sáu hoặc làm theo hướng dẫn của ban quản lý Nghĩa trang.

Thời gian viếng mộ cô là vào giờ Tý (sau 23h đêm) đây là khung giờ linh thiêng, thành tâm đi lễ vào thời điểm đó ước nguyện sẽ dễ thành hiện thực, cô Sáu sẽ phù hộ cầu gì được nấy. Bạn sẽ được thông báo điều này sau khi đăng kí tour.

– Đồ lễ tại miếu bà Phi Yến, miếu cậu, chùa Núi Một đơn giản hơn với hoa quả, bánh kẹo, 1 bó nhang và có thể thêm cả hoa trắng. Tuy nhiên, rất nhiều du khách không mang đồ lễ đến những địa điểm này mà chỉ công đức bằng tiền và thành tâm. Riêng Nghĩa trang Hàng Dương bạn cần chuẩn bị ít nhất là 2 bó nhang để thắp lên mộ các chiến sĩ cách mạng trong nghĩa trang, việc này nên làm sau khi viếng cô Sáu.

Xem thêm:  Thưởng thức đặc sản cá mú đỏ Côn Đảo
Hình ảnh đoàn hội phụ nữ đi lễ cuối năm tại nghĩa trang Hàng Dương

3. Chuẩn bị bài khấn lễ

Phần này mình cũng không biết nhiều nhưng nghe mẹ mình nói nên khấn thành tâm, chân thật nhất, toàn tâm toàn ý nhất. Nếu cẩn thận, bạn có thể ghi ra giấy để đọc và học thuộc cho những lần khấn sau. Bạn có thể tham khảo mẫu khấn mẹ mình hướng dẫn với nội dung như sau:

– Xưng Họ tên – tuổi (ngày tháng năm sinh) – địa chỉ

– Khấn theo thứ tự: TẠ ƠN – SÁM HỐI – CẦU – HỨA – XIN

+ TẠ ƠN: Tạ ơn Cha Trời – Mẹ Đất, Cha mẹ Phật Thánh, Các bậc Tiên Đế Đại Vương, Anh hùng Liệt sỹ, Gia Tiên Tiền Tổ(khi đến địa điểm nào thì mình tạ ơn địa điểm đó)… đã cho chúng con có được ngày hôm nay…

+ SÁM HỐI: Những tội lỗi chúng ta đã gây ra từ tiền kiếp cho đến nay, do Tham – Sân- Si …, mong được các Chư vị đại xá…

+ CẦU: Cầu cho Quốc Thái Dân An – Đất nước ngày càng hưng thịnh phát triển, người người được 2 chữ: BÌNH AN, cầu cho các chân linh Gia tiên tiền tổ họ…(đôi bên nội ngoại là họ gì, VD : Nguyễn, Trần …) sớm được siêu thăng siêu thoát lên cảnh giới cao hơn…

+ HỨA: Sẽ tu học chữ Đạo để làm rạng danh Tiên tổ, nguyện làm nhiều việc thiện để giải Nghiệp cho dòng họ và tạo Phúc cho thế hệ sau…

+ XIN: Dâng lễ và xin cho bản thân mình hoặc gia đinh (tùy việc của mỗi người).

4. Thời điểm đi lễ tạ cuối năm tại Côn Đảo

Thông thường, mùa đi lễ cô Sáu cuối năm ở Côn Đảo cuối năm bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc trước tháng 2 dương lịch(khoảng tháng 10 đến tháng 12 âm lịch), nhà mình chọn đi vào cuối tháng 11 âm vì lúc này ở Côn Đảo chưa quá đông đúc.

Bạn nên tham khảo và đăng kí đi trước 2 tuần để có giá tốt và có thời gian chuẩn bị đồ đi lễ cuối năm chu đáo. Nhà mình đăng kí trước 3 tuần để mẹ mình còn tìm và đặt áo dài để viếng cô Sáu.

5. Địa điểm đi lễ tạ cuối năm tại Côn Đảo

Mộ Cô Sáu: nằm tại khu C của nghĩa trang Hành Dương, mộ Cô Sáu gần như là điểm đến không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào đến với Côn Đảo. Ngoài sự biết ơn đối với vị nữ anh hùng trẻ tuổi, những giai thoại về sự linh thiêng của cô Sáu, phù hộ tài lộc, thịnh vượng dành cho mọi du khách đến đây với sự thành tâm, hướng thiện. Tháng 1 là thời điểm giỗ cô Sáu là dịp khách du lịch ghé thăm nơi đây đông nhất.

Xem thêm:  Ốc vú nàng Côn Đảo món ăn gần gũi và quen thuộc

Miếu Bà Phi Yến: từ lâu du khách thập phương đã biết đến sự linh thiêng của miếu bà Phi Yến, nhất là chuyện tình duyên. Nhiều du khách kể lại rằng, chỉ cần đến miếu bà thành tâm cầu xin thì tình duyên sẽ đến. Chính vì điều này mà nếu có dịp đi lễ tạ cuối năm tại Côn Đảo, đừng quên ghé thăm miếu Bà. Với lễ tạ cần chuẩn bị bao gồm: hoa, xấp tiền vàng bạc các loại, bánh kẹo, đồ mặn, … tùy vào lòng thành của từng du khách.

Thời điểm ngày 17 – 18/10 âm lịch hàng năm là thời gian tổ chức giỗ bà Phi Yến với nhiều hoạt động tâm linh, văn hóa độc đáo. Du khách có thể sắp xếp thời gian đi vào dịp này để thưởng thức trọn vẹn văn hóa truyền thống nơi đây. Vào ngày nay, mọi nhà trên Côn Đảo đều làm mâm cỗ cúng như cúng người thân trong gia đình.

Mùa lễ tạ cuối năm tại Côn Đảo ghé thăm Miếu Bà Phi Yến

Miếu Năm Cô: hay còn gọi là miếu Ngũ Hành là một trong những địa điểm linh thiêng nhất Côn Đảo. Nơi đây được lập ra để thờ 5 vị thần, cai quản 5 nghề bao gồm: Hỏa (củi lửa), Thủy (nước nôi), Mộc (cây gỗ), Thổ (đất đai), Kim (kim khí, kim loại).

Miếu được người dân lập nên với hi vọng được 5 vị thần phù hộ, che chở mưa thuận gió hòa, phù hộ cho 5 nghề ăn nên làm ra, bình an để làm ăn. Vì vậy ngôi miếu có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Côn Đảo, ngoài ra du khách thập phương cũng biết đến địa điểm nổi tiếng này và đến viếng rất đông. Nhất là vào mùa lễ tạ cuối năm, đi lễ cô Sáu cuối năm tại Côn Đảo.

Lễ dâng miếu Năm Cô bao gồm: hoa, lễ ngọt, lễ mặn, rượu và xấp tiền vàng bạc các loại, hương. Tùy vào lòng thành của từng du khách mà lễ dâng khác nhau chứ không có quy chuẩn nhất định.

Miếu Bà Ngũ Hành một trong những địa điểm đi lễ tại Côn Đảo.

Nghĩa trang Hành Dương: là nơi chôn cất những chiến sĩ tử tù tại nhà tù Côn Đảo. Hàng ngàn tử tù đã hi sinh tại nơi đây, dưới sự tra tấn dã man của kẻ thù, họ vẫn không khuất phục. Một tấm gương quật cường về tinh thần hi sinh, yêu nước cho thế hệ sau noi theo.

>>> Xem thêm: Danh sách những di tích lịch sử ở Côn Đảo không thể bỏ qua

Đi lễ cô Sáu cuối năm tại Côn Đảo – dịp để bạn trả ơn vì một năm được phù hộ bình an và may mắn. Đầu năm xin lễ ở đâu, cuối năm trả lễ ở đó, đó đã là một tục lệ. Thông tin chi tiết về tour đi lễ Côn Đảo cuối năm, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 0913.216.515 – Anhduongtours.vn rất hân hạnh được tư vấn.

Đi ngay kẻo lỡ! Đặt ngay tour Côn Đảo Đi Lễ >>> Tour đi lễ côn đảo

Liên hệ 0913.216.515. hoặc 024 3511 3345

Ghi rõ nguồn anhduongtours.vn khi đăng tải lại bài viết này