Thăm trại Phú An Côn Đảo tưởng nhớ các anh hùng cách mạng

Trại Phú An Côn Đảo thuộc hệ thống Nhà tù Côn Đảo được quân sự Mỹ xây dựng vào năm 1968. Nơi đây là kết quả của cuộc đầu tư ngân sách “Chương trình viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ ở Việt Nam”.

Trại tù Phú An Côn Đảo

1. Quá trình xây dựng nhà lao trại Phú An Côn Đảo

Trại tù Phú An với tổng diện tích: 42.140 m2. Trại gồm 20 phòng giam chia làm 2 khu A, B chia thành 2 dãy đối diện, có một khu biệt lập gồm bốn xà lim, diện tích trại giam tương đương với 2.556 m2.

Nhà phụ thuộc có diện tích bằng 696 m2, diện tích nhà ở 27 m2, khoảng trống có diện tích bằng 38.861 m2. Bên cạnh còn có nhà ăn, nhà bếp, nhà trật tự. Các công trình phụ của nhà giam do Mỹ xây dựng như bệnh xá, kho lương thực thì được bố trí ở trước cổng trại còn các trai giam thì nằm sâu bên trong.

2. Cuộc chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ cách mạng tại trại Phú An Côn Đảo

Cuộc sống ngục tù vô cùng khó khăn, các chiến sĩ cộng sản đã trải qua rất nhiều các hình thức tra tấn dã man, nhưng vẫn giữ lòng kiên trung hướng về tổ quốc. Đặc biệt, đầu năm 1970, tại khu A (gồm 10 phòng giam đánh số từ 01 đến 10) giam các tù nhân bị bắt sau tết Mậu Thân năm 1968. Các tù nhân này là các tù nhân chưa thành án. Ở tại khu B, các tù nhân là những người tù chính trị chống đối. Tại mỗi phòng giữ khoảng 60 đến 80 tù nhân.

Xem thêm:  Cảm xúc về thăm Côn Đảo, miền đất thiêng của Tổ Quốc
Tù nhân tại trại Phú An Côn Đảo phải chịu các hình thức tra tấn dã man

Mỹ thành lập tiểu đoàn tâm lý chiến thí điểm Côn Sơn vào tháng 8 năm 1970 nhằm mục đích lôi kéo và đối phó những người chiến sĩ kiên trung. Cho đến năm 1972 Mỹ đổi khu A có số phòng đánh số từ 11 đến 20 còn khu B đánh số 01 đến 10.

Khi tham gia du lịch Côn Đảo từ Hồ Chí Minh, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống ngục tù vô cùng khó khăn, bị hạn chế đủ các thứ vật chất sinh hoạt tối thiểu, các chiến sĩ cộng sản đã trải qua rất nhiều các hình thức tra tấn dã man, nhưng vẫn giữ lòng kiên trung hướng về tổ quốc.

Tại mỗi phòng giữ khoảng 60 đến 80 tù nhân.

Những người tù chính trị trong hệ thống nhà tù Côn Đảo vẫn tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn rèn luyện các kỹ năng phòng thủ, đánh giặc, tổ chức rèn luyện về cả tinh thần lẫn kinh nghiệm. Ngày 3/02/1972 Đảng bộ Lưu Chí Hiếu được thành lập, tù nhân chính trị bị giam giữ tại khu B đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh. Đặc biệt là cuộc tuyệt thực vào tháng 10/1972 kéo dài 19 ngày.

Những người tù chính trị đã gầy trơ xương qua năm tháng đầy ải khổ cực nhưng vẫn chịu đau, mài vân tay, vân chân để địch không nhận dạng được. Chúng tổ chức nhiều cuộc phân lọc, từ chối trao trả. Những người tù chính trị tiến hành chống lăn tay chụp hình, tại đây họ cho ra đời Tập san Sinh Hoạt và Xây Dựng.

Xem thêm:  Bãi suối nóng Côn Đảo điểm đến không thể bỏ qua

Đến cuối năm 1974 theo Hiệp định Paris, để chuẩn bị giải phóng hoàn toàn, Đảng ủy, Đảng bộ Lưu Chí Hiếu đã thành lập Ban quân sự, Ban an ninh ở đây.

3. Thăm trại Phú An Côn Đảo tưởng nhớ các anh hùng cách mạng

Trải qua dòng lịch sử, ngày 29/4/1979, di tích Trại Phú An cũng như các nhà tù khác như trại Phú Phong Côn Đảo đã được Bộ Văn Hóa – Thông Tin đã ra quyết định số 54-VHQĐ công nhận Khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia. Hàng năm các thế hệ ngày nay vẫn đến nơi đây để thắp hương tưởng niệm các linh hồn anh hùng liệt sĩ đã năm tại nơi này. Đối với những người may mắn còn ở lại thì đây chính là một nơi ghi lại những kí ức về thời lịch sử đã qua.

Ánh Dương Tours